Cách vệ sinh máy giặt hai loại cửa trên và cửa trước Vệ sinh máy giặt là một trong những việc làm vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với lồng giặt và cả mâm giặt. Bởi lẽ, nếu không được vệ sinh thường xuyên thì mâm giặt và lồng giặt sẽ rất bẩn. Và chắc chắn việc tháo mâm giặt để vệ sinh máy là điều cực kỳ cần thiết. Sau đây sẽ là chuyên mục hướng dẫn vệ sinh máy giặt Panasonic đúng cách, hiệu quả để bảo vệ độ bền và tuổi thọ của sản phẩm bài viết thuộc điện lạnh hải thành công dương chia sẻ. Đây cũng là cách để áo quần được sạch sẽ trong quá trình g Cách vệ sinh máy giặt hai loại cửa trên và cửa trước Hiện nay, Panasonic đã cho ra đời những loại máy giặt khá hiện đại có đi kèm chức năng vệ sinh lồng giặt tự động. Tuy nhiên, đi cùng với đó là những loại máy giặt cũ chỉ phù hợp với phương pháp vệ sinh lồng giặt truyền thống. Ngay sau đây là hướng dẫn vệ sinh máy giặt Panasonic cho hai loại phổ biến nhất hiện nay. Chức năng vệ sinh máy giặt tự động Với chế độ vệ sinh lồng máy giặt tự động thì đầu tiên bạn cần phải bỏ hết áo quần ra ngoài để lồng giặt trống. Sau đó nhấn On/Off để máy giặt bắt đầu khởi động. Tiếp đến bạn nhấn chọn Water Level rồi chọn mức nước để lồng giặt tiến hành vệ sinh máy (bạn có thể tùy chỉnh sao cho phù hợp). Chức năng vệ sinh thiết bị tự động Khi đã chỉnh xong thì bạn sẽ thấy đèn bắt đầu sáng tức là bạn đã hoàn tất kích hoạt chế độ vệ sinh lồng giặt tự động. Cuối cùng bạn chỉ cần nhấn nút Start để bắt đầu chu trình vệ sinh lồng máy giặt. Vệ sinh lồng giặt theo cách truyền thống Bên cạnh những chiếc máy giặt được hỗ trợ chức năng vệ sinh tự động thì cũng có những đời máy cũ không có đi kèm thiết lập này. Vậy thì bắt buộc, người sử dụng phải tự vệ sinh lồng giặt để giữ vệ sinh cho quá trình giặt giũ áo quần. Và đây là cách vệ sinh máy giặt Panasonic. Trước khi vệ sinh thì bạn cần phải tháo nguồn điện của máy để đảm bảo an toàn cho cả người lẫn máy khi thực hiện. Kế đến bạn tháo lần lượt từng bộ phận từ ngoài vào bên trong rồi sắp xếp theo trình tự. Việc vệ sinh cũng sẽ được thực hiện theo trình tự từ phần vỏ bên ngoài rồi mới đến phần lưới lọc ở bên trong. Và tất nhiên cũng không thể bỏ qua được phần lưới lọc xơ vải cho đến phần máy bơm nước. Tiếp theo nữa là phần lồng giặt cần được tháo ra để vệ sinh và khử mùi hôi. Đừng quên điều chỉnh lại các dây curoa và siết lại những con ốc bị lỏng, mỏ cò và đừng quên mâm giặt với những thiết bị inverter dẫn động trực tiếp không sử dụng dây curoa. Bôi mỡ vào trong bộ côn-li hợp cùng với đuôi số máy để thiết bị chạy êm hơn. Hướng dẫn tự vệ sinh theo cách truyền thống Khi đã vệ sinh xong thì hãy để máy giặt được khô ráo rồi bắt đầu lắp ráp lại các bộ phận như cũ. Cần phải lưu ý đến các bộ phận riêng lẻ và nhất định không được để sót các con ốc. Nếu không, sau này khi sử dụng có thể khiến máy bị rung lắc, quá trình hoạt động không ổn định và gây hỏng hóc. Khi đã hoàn tất lắp ráp bạn hãy cắm điện lại và cho chạy thử để kiểm tra tính ổn định của thiết bị. Nếu có bất cứ vấn đề nào xảy ra cũng có thể kịp thời sửa chữa. Một số lỗi thường gặp ở máy giặt Panasonic Sau thời gian sử dụng lâu ngày, khi đã biết được cách vệ sinh máy giặt Panasonic cửa trước và cửa trên thì việc tiếp theo mà bạn cần lưu ý là những lỗi thường gặp đối với dòng máy giặt này. Và mỗi một thương hiệu đều có một mã lỗi riêng biệt giúp người dùng có thể nhận biết được dễ dàng. Cụ thể, một số những lỗi và nguyên nhân xuất hiện lỗi của máy giặt Panasonic như sau: Một số lỗi thường gặp ở máy giặt Panasonic Bảng mã lỗi H thường gặp H01: Lỗi cảm biến áp suất (tức áp lực nước) hoặc lỗi chuyển đổi mức độ; H04: Lỗi hệ thống mạch dẫn đến đèn báo tín hiệu không chính xác; H05: Máy báo lỗi bộ điều khiển điện tử không thể lưu dữ lại; H07: Máy báo phát ra tín hiệu bất thường từ động cơ; H09: Máy báo lỗi liên lạc và lỗi giao tiếp giữa mạch điện tử cùng với động cơ; H17: Có những tín hiệu bất thường xuất hiện từ nhiệt điện trở hoặc vị trí cảm biến nhiệt độ; H18: Phát ra nhiều tín hiệu bất thường hoặc bị vượt ra khỏi phạm vi từ phần động cơ nhiệt điện trở; H21: Có lỗi cảm biến áp suất hoặc phát hiện mực nước tăng đột biến xuất hiện từ nguồn cấp nước; H23: Có tình trạng nóng bất thường hoặc bị vượt ra khỏi phạm vi từ điều khiển chính PCB; H25: Động cơ máy giặt bị lỗi; H29: Phần quạt làm mát của máy giặt chạy chậm, có sự bất thường, có độ ngắn hoặc bị mở mạch; H43: Phần hệ thống có phát hiện sự rò rỉ; H46: Phát hiện những tín hiệu bất thường ở trong hệ thống; H51: Động cơ hoạt động bị quá tải; H52: Phần điện áp đầu vào ở mức độ quá cao, nguồn điện xuất hiện sự bất thường; H53: Nguồn điện áp đầu vào ở mức quá thấp, không cung cấp đủ; H55: Động cơ máy giặt bị lỗi; Các mã lỗi U của máy giặt Panasonic Bên cạnh rất nhiều mã lỗi chữ H thì Panasonic cũng có một số lỗi chữ U phổ biến như sau : Bảng mã lỗi chữ U U11: Máy giặt đang ở tình trạng không thoát nước được; U12: Cửa máy giặt đang chưa được đóng kín; U13: Máy giặt đang ở trạng thái không được cân bằng; U14: Trong thời gian 20 phút máy không được cấp nước cho hoạt động; U18: Hệ thống bơm và hệ thống thoát nước không ổn định; Trên đây là những mã lỗi thường gặp nhất trong quá trình sử dụng máy giặt nhà Panasonic. Chắc chắn, sau một thời gian dài sử dụng, không ít thì nhiều bạn cũng sẽ gặp các vấn đề và trục trặc không mong muốn. Việc tìm hiểu và nắm rõ được những lỗi này sẽ giúp bạn nhanh chóng xử lý và sửa chữa kịp thời để bảo vệ sự an toàn cũng như đảm bảo độ bền cho sản phẩm khi dùng được hiệu quả hơn. Việc vệ sinh máy giặt thường xuyên là điều thực sự cần thiết để đảm bảo áo quần được giặt sạch sẽ, không có bụi bẩn và vi khuẩn bám trên quần áo sau khi giặt. Với hướng dẫn vệ sinh máy giặt Panasonic được cập nhật ở trên, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có được một chu trình làm sạch máy giặt hiệu quả nhất. Hãy thường xuyên làm sạch lồng giặt để đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe cho gia đình bạn.